Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ôn lại kỉ niệm cũ"Chuyện thành Cổ Loa"

Go down 
Tác giảThông điệp
arch_maysing
Kim Mao Sư Vương
Kim Mao Sư Vương
arch_maysing


Tổng số bài gửi : 316

Các thông tin khác:
Trang bị: Huyền Vũ Tuyệt Luân Long Đầu Bút - Hoàng Dược Sư - Dạ Xoa Giáp Huyền Vũ Tuyệt Luân Long Đầu Bút - Hoàng Dược Sư - Dạ Xoa Giáp
Võ công:
Vật phẩm:

ôn lại kỉ niệm cũ"Chuyện thành Cổ Loa" Empty
Bài gửiTiêu đề: ôn lại kỉ niệm cũ"Chuyện thành Cổ Loa"   ôn lại kỉ niệm cũ"Chuyện thành Cổ Loa" Icon_minitime24/4/2009, 8:49 pm

Ui. Mỗi lần có ai nhắc đến Cổ Loa thành, thì tui tự dưng cảm thấy mình bồi hồi nhớ lại hồi cấp III cũng như phút thănghoa của 12T trong buổi biểu diễn văn nghệ ngày 20-11-2007. Cũng như khi nghe lại tên An Dương Vương tôi lại nhớ đến Lâm Đức Thiện, và Mị Châu,Trọng Thủy thì lại nhớ đến An đen và B Ngọc 10T(2 đứa nóa phim giả thành tình thật vậy mà cũng ko biết tặng đầu heo cho tổng biên đạo này nữa) Cũng vì thế nên mỗi lần nghe 1 câu chuyện nào đó liên quan đến CTCL.Tôi đều ấn tượng và nhớ rất kĩ. Sau đây sẽ kể cho các bạn nghe 2 chuyện khá vui

Ai ăn cắp nỏ thần?(Sưu tầm)

Trong một lớp học nọ (chắc là lớp 3), cô giáo kể cho cả lớp nghe truyện “Trọng Thuỷ, Mỵ Châu”. Sau khi kể hết, cô giáo thấy thằng Tí đang ngủ. Cô bèn kêu Tí dạy và hỏi:

-Tí, em cho cô biết, ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?

Quá bất ngờ và không được nghe câu truyện cô kể nên Tí đáp:

-Thưa cô, em không biết.

Quá tức giận vì một học trò dám ngủ trong lớp của mình trong khi mình dạy, cô quát:

-Em phải nói cho cô và cả lớp, ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?

Quá lúng túng, Tí chỉ biết nói:

-Thưa cô, không phải em!

Quá thất vọng. Cô giáo đã viết thư mời phụ huynh em Tí lên gặp cô vào ngày mai. Trong giờ giải lao, cô lên văn phòng và gặp thầy Hiệu trưởng. Thầy Hiệu trưởng thấy cô giáo có vẻ không vui nên hỏi thăm. Cô giáo kể lại câu chuyện trong lớp:

-Em hỏi bé Tí trong lớp, ai là người ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương thì bé Tí trả lời là “không phải em”. Thầy thấy sao? Em rất buồn về chuyện này.

Nào ngờ cô giáo nhận được câu trả lời.

-Thôi cô đừng buồn nữa. cô cứ viết lại bản tường trình. Nỏ thần mất lúc nào, ở đâu, mất mấy cái, tôi giải quyết cho. Và nhớ dặn học trò, kỳ sau, không được đem của quý vào trường nữa. Đặt biệt là trò An Dương vương.

Thua. Cô giáo không còn biết nói gì nữa. Cô đợi tới ngày mai để gặp phụ huynh em Tí.

Ngày hôm sau, ba của Tí lên gặp cô giáo. Cô giáo cũng kể lại câu chuyện như vậy:

-Tôi hỏi em Tí là ai ăn cắp nỏ thần thì em Tí nói là không phải em ăn cắp. Anh thấy sao?

Là một người đàn ông, ba Tí là một người dễ tính, xề xoàn:

-Cô à. Thằng Tí con tôi là một đứa ham chơi. Chắc là nó mượn nỏ thần của thằng An Dương Vương chơi rồi bỏ quên đâu đó thôi. Mà nếu nó làm mất thì cô cũng bỏ qua cho nó dùm. Nó còn con nít mà.

Thua nữa. Cô giáo chỉ biết ngượng cười:

-Thôi, anh về mời chị nhà lên. Tôi nghĩ phụ nữ với nhau dễ nói chuyện hơn.

Ngày hôm sau, mẹ của Tí lên gặp cô giáo. Bà cũng được nghe câu chuyện tương tự mà cô giáo kể về Tí. Vốn là một phụ nữ thương con. Bà nói:

-Con ai tôi không biết chứ thằng Tí nhà tôi, tôi biết. Nhà tôi tuy nghèo nhưng thằng Tí chưa ăn cắp của ai thứ gì. Được rồi, cô nói đi, nỏ thần bao nhiêu tiền, bán ở đâu, tôi mua tôi đền cho thằng An Dương Vương. Kỳ này tôi không cho thằng Tí học trường này nữa. Nó sẽ học trường khác.
:laugh: :laugh: :laugh: :laugh:


Kế đến sẽ là câu chuyện thành Cổ Loa remix do ôg thầy dạy Toán Cao Cấp của tui kể lại. Tui cũng viết lại theo trí nhớ thui.

Nền tảng của sự sáng tạo là “liên tưởng” và “tưởng tượng”. Herstein từng nói “trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức” mà. Cả hai thứ “liên tưởng” và “tưởng tượng” là hai thứ chúng ta có thể luyện tập được. Hiễn nhiên, nó cũng phụ thuộc vào năng khiếu nữa. Nhưng chúng ta có thể luyện tập thêm, nó có thể phát triển. Mấy bộ phim hoạt hình, phim hài, phim khoa học giả tưởng cũng từ trí tưởng mà ra. Kim Dung viết những bộ truyện “thần điêu đại hiệp”, “anh hùng xà điêu”, …. đều là những sự sáng tạo với sự liên tưởng và tưởng tượng tuyệt vời.

Khi tôi nghe câu chuyện “ai ăn cắp nỏ thần”, tôi đã liên tưởng và tưởng tượng nhiều thứ. Lúc đó, tôi đang ở Vĩnh Long, miền Tây. Miền Tây là một nơi mà người Campuchia luôn nói là đất của họ. Họ nói nơi nào có cây thốt nốt là nơi đó là đất Campuchia. Không biết đúng hay sai, tôi chỉ biết, đi tới đâu, người Việt chúng ta hễ thấy cây thốt nốt là nhổ hết.

Còn tôi, tôi sẽ nghĩ ra một câu chuyện (liên tưởng và tưởng tượng từ câu chuyện “ai ăn cắp nỏ thần”) để nói rằng miền Tây là đất của người Việt. Câu chuyện có tựa đề

Sự tích một số tên gọi của đồng bằng sông cửu long

Ngày xưa, xưa thiệt là xưa, An Dương Vương được thần thánh hổ trợ có được cây nỏ thần, mỗi lần bắn ra là hàng trăm mỗi tên lao về phía trước. Với nỏ thần Triệu Đà ở phương Bắc không thể xâm chiếm đất nước được. An Dương Vương nhờ nỏ thần đã xây dựng đất nước có tên là Âu Lạc, đóng đô tại vùng đất thuộc một tỉnh miền Tây. Sau này người dân gọi đó là Long An . “Long” là để chỉ rồng, tượng trưng cho vua (An Dương Vương). “An” là an cư lạc nghiệp. “Long An” là vùng đất an cư lạc nghiệp của một vì vua. Long An cũng là tỉnh đầu tiên tính từ Bắc xuống Nam của đồng bằng sông cửu long.

Thời gian trôi qua, trong tư tưởng của Triệu Đà lúc nào cũng muốn thôn tính Âu Lạc. Ông ta nghĩ đến chiêu “nam nhân kế”. Bằng cách đưa Trọng Thuỷ qua ở rể bên Âu Lạc. Vì tình giao hữu giữa hai nước nên An Dương Vương đã gã công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ, và Trọng Thuỷ ở rễ tại Âu Lạc. Tuần trăng mật của cặp uyên ương này là tour du lịch sông nước các tỉnh Miền tây trọn gói. Mỗi nơi họ nghỉ lại, sau này người dân gọi là Châu Thành. “Châu” là Mỵ Châu. “Thành” là thành oách, nơi ở. “Châu Thành” là nơi Mỵ Châu và chồng đã nghỉ ngơi. Cho nên hiện nay, đa số (hình như là tất cả) các tỉnh đồng bằng sông cửu long đều có huyện Châu Thành. Châu Thành của Tiền Giang; Châu Thành của Bến tre; Châu Thành của Đồng Tháp,Châu Thành của Long An,….

Ở rể Âu Lạc. Trọng Thuỷ tìm hiểu địa hình và một số bí mật khác của Âu Lạc. Trọng Thuỷ nhận thấy rằng, cả đồng bằng sông cửu long không có bất kỳ con đường nào xuyên suốt từ Bắc xuống Nam vì phải qua nhiều con sông lớn mà chưa có cầu. Trọng Thuỷ quyết định về nước, chuẩn bị lên kế hoạch tấn công Âu Lạc. Để chắc ăn. Trọng Thuỷ còn dặn Mỵ Châu, nếu có sự cố gì thì bức lông ngỗng để vợ chồng còn gặp mặt (đúng là thằng sở khanh, mất dạy, vô giáo dục, vô dân đạo,…, đồ khốn nạn).

Và Triệu Đà đã tấn công. Quá bất ngờ và bị lộ hết bí mật về nỏ thần. Âu Lạc thất thủ. Có một sự trốn chạy. Cả nhà An Dương Vương (có cả Mỵ Châu, Hoàng Hậu,…) chạy về phương Nam. Sau này người ta đã làm một con đường theo con đường An Dương Vương cùng gia đình chạy trốn được đặt tên là Quốc lộ 1A. Ám chỉ rằng, đây là con đường đầu tiên của Âu Lạc.

Chạy đến một dòng sông rộng. Họ phải đợi phà qua sông. Lúc này An Dương Vương phát hiện ra là mình bị quân Triệu Đà dí theo. Tìm hiểu nguyên nhân. Thì ra quân Triệu Đà theo dấu lông ngỗng mà Mỵ Châu để lại. Mỵ Châu bị oan. Chính sự ngây thơ của mình mà làm hại cha mình (chúng ta hoàn toàn tha thứ cho Mỵ Châu. Khi con của nhà triết học Mác hỏi Mác:” đức tính xấu nào của người phụ nữ mà cha dễ tha thứ nhất”. Mác trả lời: “tính dể tin người”. Bởi một người có tính dể tin người là một người có lòng vị tha. Có tính thương người bao la. Và có một niềm tin lớn ). Mỵ Châu đã khóc. Để tỏ lòng trong sáng của mình, Mỵ Châu quyên sinh ngay chính tại con sông đó. Những giọt nước mắt của nàng rớt xuống sông tạo thành những viên ngọc. Người dân sau này lượm được những viên ngọc đem bán để lấy tiền. Và dòng sông trên người sau gọi là sông Tiền. Họ đem xác nàng lên chôn, và gọi vùng đất đó là Tiền Giang. “Tiền” là tiền bạc. “Giang” là đất. Thật ra lúc đầu con sông và vùng đất này có tên là “sông Châu”, “Châu Giang”. Nhưng để nhớ ơn những điều đẹp đẽ, lợi lộc mà Mỵ Châu đem lại cũng như tiếc thương cho người con gái đày bất hạnh họ đã tránh đặt tên “Châu”. Ngay tại nơi Mỵ Châu chết, nơi đó có tên là “Mỹ Thuận”. Lúc đầu có tên là “Mỵ Thuẫn”, “Mỵ” là Mỵ Châu (không lấy tên Châu nữa), “thuẫn” là tự tử. Nhưng sau vì khó đọc, thời gian sau người ta đọc là “Mỹ Thuận”. Nếu chúng ta đi về miền Tây, vừa qua Long An, đi theo quốc lộ 1A, chúng ta sẽ đi tới tỉnh Tiền Giang và gặp sông Tiền. Mãi tới năm 2000, với sự giúp sức của các chuyên gia Úc, mới có cây cầu đầu tiên bắc qua sông Tiền ngay tại nơi Mỵ Châu tự tử. Cây cầu đó có tên “cầu Mỹ Thuận”.

Sau khi Mỵ Châu chết, cả đoàn An Dương Vương nén nổi đau, tiếp tục vượt sông trong sự truy đuổi gắt gao của quân Triệu Đà. Qua sông, nhằm phân tán quân địch, họ chia 3 ngã, An Dương Vương cùng Hoàng hậu và một số tuỳ tùng chạy tiếp về hướng Nam (một đi về hướng Trà Vinh, một đi về hướng Đồng Tháp - nếu có dịp tôi sẽ kể tiếp tai sao có hai cái tên này). Họ lại gặp một con sông. Địch đến gần. Rất gần. Cả đoàn phải bơi qua sông vì không có thuyền. Riêng An Dương Vương phải ở lại, chống lại quân địch nhằm bảo vệ cho cả đoàn bơi qua sông. Mãnh hổ nang địch quần hồ. An Dương Vương không thể đánh nổi, quá đông. Ông đã hy sinh. Và vùng đất ông hy sinh sau này người ta gọi là Vĩnh Long. “Vĩnh” là vĩnh biệt. “Long” là vua. “Vĩnh Long” là nơi vĩnh biệt một vị vua. Nếu bạn vừa vượt qua sông Tiền, đi trên cây cầu Mỹ Thuận, thì bạn sẽ đến với tỉnh Vĩnh Long.

Nhưng bất hạnh không dừng ở đó. Trong một ngày tang thương. Hoàng Hậu cũng bị chết. Số là vầy. Khi bơi qua sông, một phần vì bơi yếu, một phần lo an nguy của chồng (An Dương Vương). Khi nhìn lại bên kia sông thì thấy chồng mình đã chết, đau khổ, mệt mỏi, tan tóc, bà ta bị chuột rút và chết đuối. Người dân để nhớ tới bà đã đặt tên dòng sông là “sông Hậu” và nơi bà được chôn cất được gọi là “Hậu Giang”. “Hậu” là hoàng hậu của Âu Lạc. Nếu bạn tới Vĩnh Long, đi theo quốc lộ 1A, sẽ tới sông Hậu. Hiện nay người ta đang xây cây cầu nối liền hai bờ sông Hậu. Cầu có tên Cần Thơ.( Mới đây xảy ra một sự cố tan thương, sập nhịp cầu Cần Thơ. Cả nước đau buồn. Nhiều người chết. Nhiều nhất là những công nhân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.) Nếu qua sông Hậu bạn sẽ đến với đất Hậu Giang. Sau này vì dân cư phát triển, nhà nước tách tỉnh, nên Hậu Giang tách thành nhiều tỉnh. Nào là “thành phố Cần Thơ”, “Tỉnh Hậu Giang”, “Tỉnh Bạc Liêu”,”Tỉnh Cà Mau”,… Hiện nay đồng bằng sông cửu long có tới 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương là “Cần Thơ”. “Cần thơ” là nơi cúng điếu “Hoàng Hậu” Âu Lạc. Lúc đó, cần một bài thơ để cúng điếu cả gia đình An Dương Vương. Và mọi người trong vùng đều hưởng ứng. Và vùng đất này gọi là Cần thơ. 👍
Về Đầu Trang Go down
 
ôn lại kỉ niệm cũ"Chuyện thành Cổ Loa"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyện thành Cổ Loa - 12 Toán
» JOCR 1.0 - Chuyển hình ảnh thành file text
» Tù nhân nhảy "Thriller" tưởng niệm MJ
» CHUYỆN TÌNH HOA "BỒ CÔNG ANH"
» Hình thầy cô "THPT chuyên Bến Tre"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: GẶP GỠ :: Nhỏ to tâm sự-
Chuyển đến