Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Để trở thành sinh viên Đại học 2.0

Go down 
Tác giảThông điệp
Hạ Tuyết Nghi
Lương Sơn Hữu Sứ
Lương Sơn Hữu Sứ
Hạ Tuyết Nghi


Tổng số bài gửi : 399

Các thông tin khác:
Trang bị: Ỷ Thiên Kiếm - Dạ Xoa Giáp - Ác Điểu Ỷ Thiên Kiếm - Dạ Xoa Giáp - Ác Điểu
Võ công:
Vật phẩm:

Để trở thành sinh viên Đại học 2.0 Empty
Bài gửiTiêu đề: Để trở thành sinh viên Đại học 2.0   Để trở thành sinh viên Đại học 2.0 Icon_minitime14/6/2009, 9:29 pm


Sinh viên đại học khác với học sinh phổ
thông điều gì? Có phải là do họ học các
kiến thức cao hơn, “đại học” hơn? Học toán cao cấp
thay vì toán sơ cấp, học lập trình hướng đối tượng
thay vì học Pascal? Câu trả lời là: điểm khác biệt
không chỉ ở “học gì?” mà là ở “học như thế nào?”.


Nhưng chúng ta sẽ không bắt đầu từ việc phân tích sự khác
biệt cơ bản đó. Chúng ta bắt đầu bằng một câu hỏi truyền thống
khá nhức nhối: sinh viên Việt Nam có những điểm yếu gì?

Theo ý kiến chung của nhiều đơn vị tuyển dụng, sinh viên
mới ra trường của chúng ta có những điểm yếu cố hữu cơ bản
sau: thiếu chủ động, thiếu thực tế, khả năng tìm hiểu, nghiên
cứu và trình bày một vấn đề yếu, khả năng ngoại ngữ yếu và
kém mạnh dạn trong giao tiếp, kiến thức xã hội và văn hoá hạn
hẹp. Ngay cả những điều mà chúng ta vẫn thường tự hào về
sinh viên của mình là thông minh và kiến thức nền tảng tốt
cũng đang được đặt dưới dấu chấm hỏi.

Tại sao lại bi quan thế? Và tại sao lại có tình trạng như vậy,
cho dù học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn có tiếng là thông minh,
chăm chỉ, chịu khó “cày cuốc”?

Chúng ta sẽ không dành thời gian để phân tích một vấn đề
mang tính tầm cỡ quốc gia như thế này trên tờ báo Cóc đọc.
Đây là việc của các nhà hoạch định chính sách, các giáo sư, các
nhà giáo dục tầm cỡ. Dùng một ngôn ngữ bình dân, có thể nói
vắn tắt là do cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh và
cách chăm sóc con em của các vị phụ huynh. Chắc bạn sinh viên
nào cũng nhớ mình được cha mẹ thầy cô chăm chút thế nào
trong những năm học phổ thông. Chăm chút thế thì cũng tuyệt
vời thật, nhưng cái gì cũng thế, thái quá là bất cập, chăm chút
quá đâm ra học sinh lại phụ thuộc, yếu đuối và thụ động.
Về Đầu Trang Go down
http://svfpt.net
Hạ Tuyết Nghi
Lương Sơn Hữu Sứ
Lương Sơn Hữu Sứ
Hạ Tuyết Nghi


Tổng số bài gửi : 399

Các thông tin khác:
Trang bị: Ỷ Thiên Kiếm - Dạ Xoa Giáp - Ác Điểu Ỷ Thiên Kiếm - Dạ Xoa Giáp - Ác Điểu
Võ công:
Vật phẩm:

Để trở thành sinh viên Đại học 2.0 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Để trở thành sinh viên Đại học 2.0   Để trở thành sinh viên Đại học 2.0 Icon_minitime14/6/2009, 9:32 pm

Cái gì cũng được lo nên cuối cùng
không biết tự làm cái gì. Cái gì cũng
được sắp xếp nên không biết tự sắp
xếp. Cái gì cũng được chỉ dẫn tường
tận nên có vấn đề mới không biết giải
quyết thế nào. Mọi khó khăn sóng gió
đều có cha mẹ thầy cô chở che nên chỉ
cần “ra gió” một tí là có vấn đề.

Và khi đã không chủ động rồi thì
đến động cơ của việc học, học để làm
gì học sinh cũng không được chủ
động. Nhiều lúc cảm thấy học sinh học
vì bố mẹ, học vì thầy cô, vì nhà trường
chứ không còn phải là học vì mình
nữa. Mà cũng chính vì cái lối học để thi
nên mới bỏ qua hết cả tính thực tiễn,
các vấn đề rèn luyện tư duy, lối sống.

Vậy giải pháp là thế nào? Rất đơn
giản: Hãy mạnh dạn bước vào cuộc
sống, tìm hiểu nó, đối diện với khó
khăn thách thức. Không phải ngẫu
nhiên mà những bạn sinh viên đi học
xa, đặc biệt là các bạn được đi du học
nước ngoài luôn trở nên cứng cáp
hơn, tự lập hơn, có tư duy độc lập
hơn. Song song với kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn, đó là những tố chất
quan trọng giúp bạn thành công.


Nhưng chúng ta cũng đừng nghĩ
rằng môi trường quyết định tất cả.
Cũng có không ít sinh viên đi du học
về mà vẫn yếu đuối, phụ thuộc và
thiếu tự tin. Các bạn đó đã không
thoát ra được cái vỏ bọc ấm êm mà gia
đình và xã hội đã dành cho bạn. Ngược
lại, có nhiều bạn, cho dù được gia đình
rất cưng chiều, chăm chút, vẫn sớm tự
lập, tự quyết định, sống mạnh mẽ và
có động cơ cá nhân thật rõ ràng.

Các bạn vừa rời ghế trường phổ
thông, bắt đầu bước chân vào môi
trường đại học. Có thể các bạn sẽ thấy
nhiều điều lạ lẫm. Các bạn sẽ cảm thấy
có nhiều cái “không được như xưa”.
Nhưng đừng vội lo. Sự thay đổi đó là
tất yếu và cần thiết. Và sự thay đổi lớn
nhất, đó là bạn bắt đầu phải tự chịu
trách nhiệm về mình, tự lên kế hoạch
cho mình và tự kiểm soát chuyện học
hành của mình.
mm
Tất nhiên, tốt nhất là chúng ta
được rèn luyện đối với sự tự lập từ
những cấp nhỏ. Nhưng nếu chưa có
được thì bây giờ bắt đầu cũng chưa
phải là muộn, quan trọng là đừng
biến việc học đại học thành học cấp
4. Đừng kêu ca quá nhiều về điều này,
điều nọ. Thay vì kêu ca, hãy giành thế
chủ động về phần mình.

Trước hết, hãy tự đặt mục tiêu để
khắc phục những điểm yếu cố hữu
của sinh viên Việt Nam đã được đặt ra
ở đầu bài viết. Song song với việc học
tốt các môn văn hoá, chuyên ngành,
cần tham gia các hoạt động ngoại
khoá để nâng cao khả năng giao tiếp,
chơi thể thao để con người mạnh mẽ
hơn, nhìn ra bên ngoài, hoà nhập vào
cuộc sống để thấu hiểu hơn về những
con người và cuộc sống chung quanh.
Ngoại ngữ và Internet là một công cụ
không thể thiếu được của một công
dân thời @, vì thế cũng không thể bỏ
qua việc trau dồi ngoại ngữ, sử dụng
internet trong việc học hành, giao tiếp
và tìm hiểu thế giới. Bill Gates, nhà
sáng lập hãng phần mềm Microsoft đã
phác hoạ chân dung của một sinh viên
hiện đại là “người biết tiếng Anh và có
máy tính xách tay nối mạng Internet”.
Internet là chiếc chìa khoá vàng để mở
cửa vào kho tàng kiến thức vô tận của
nhân loại. Quan trọng là biết sử dụng
nó.

Khả năng tự học, tự tìm hiểu, khám
phá vấn đề cũng là một khả năng quan
trọng cần có đối với một sinh viên đại
học. Đương nhiên điều này không phải
được thực hiện một cách mò mẫm, đơn
lẻ và không có chủ đích. Nó phải được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của các
thầy cô, trong sự giao tiếp với bạn bè
và cùng hướng đến những mục tiêu rõ
ràng (tìm hiểu một môn học mới, một
công nghệ mới, một trò chơi mới, một
nét văn hoá mới, giải quyết một vấn
đề mới …). Trong thế giới mà các công
nghệ thay đổi và nâng cấp gần như
hàng tháng thì khả năng thích ứng với
thay đổi, tìm hiểu những cái mới đóng
vai trò then chốt
mm
và có ý nghĩa sống
còn, còn kiến thức nền tảng chỉ giúp
chúng ta nắm vấn đề một cách sâu sắc
hơn, căn bản hơn.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hằng đã
chia sẻ trên báo Thanh niên về khoá
học thạc sĩ quản trị kinh doanh của
mình tại Anh: “Cái “được” lớn nhất của
khoá học, theo tôi, chính là kỹ năng giải
quyết vấn đề mới phát sinh và phức
tạp trong cuộc sống, chứ không phải
lượng kiến thức mênh mông thu nạp
từ sách giáo khoa. Trong quá trình học,
tôi được hướng dẫn phương pháp tự
nghiên cứu, phương pháp phân tích,
tổng hợp thông tin và tư duy logic để
tìm hướng giải quyết một vấn đề được
môn học đặt ra. Nhờ vậy, giờ đây tôi trở
nên tự tin trước bất kỳ một vấn đề mới
phát sinh nào, dù trước đó tôi hoàn
toàn “mù tịt” về lĩnh vực mới này. Bí
quyết cốt lõi là tìm được nguồn thông
tin phù hợp, tiếp cận vấn đề theo một
trình tự khoa học và quan trọng nhất
là không ngại chia sẻ những vướng
mắc của mình với những người có kiến
thức về lĩnh vực mình đang tìm hiểu”.

Là sinh viên Đại học FPT, chúng ta
có khá nhiều thuận lợi so với sinh viên
các trường đại học khác. Ngoại ngữ,
internet, các chương trình phát triển
cá nhân rất được chú trọng. Các tài
liệu học tập rất cập nhật, các hệ thống
tương tác tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao tiếp giữa sinh viên với sinh
viên, sinh viên với giáo viên. Ý kiến của
sinh viên luôn được lắng nghe (nhưng
có thể đôi khi chưa thấu hiểu?). Điều
quan trọng là chúng ta phải biết tận
dụng những thuận lợi này.

Chưa có điều kiện được gặp trực
tiếp các bạn sinh viên FU, nhưng qua
forum svfpt.net, qua các trang báo Cóc
đọc, tôi có thể hình dung được là các
bạn đã hoà nhập khá nhanh với môi
trường đại học, với phong cách 2.0, với
sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, đó
mới chỉ là bước đầu, các bạn còn phải
bứt phá nhiều hơn nữa, tự lập nhiều
hơn nữa, chủ động nhiều hơn nữa,
cộng đồng nhiều hơn nữa để thực
sự ra khỏi cái giếng làng, thực sự trở
thành một sinh viên đại học.

TS. Trần Nam Dũng
Trích Cóc đọc
Về Đầu Trang Go down
http://svfpt.net
 
Để trở thành sinh viên Đại học 2.0
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tại sao một sinh viên lại trở thành một sinh viên trung bình?
» Từ học sinh ‘đội sổ’ thành giảng viên đại học
» Tình yêu giữa sinh viên 2 trường ĐH có thành hay không?
» Sinh vien 9x
» Xử lí thành viên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: Chuyên ngành-
Chuyển đến