Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Để bớt cạnh tranh, hãy nghĩ khác đi!

Go down 
Tác giảThông điệp
Hạ Tuyết Nghi
Lương Sơn Hữu Sứ
Lương Sơn Hữu Sứ
Hạ Tuyết Nghi


Tổng số bài gửi : 399

Các thông tin khác:
Trang bị: Ỷ Thiên Kiếm - Dạ Xoa Giáp - Ác Điểu Ỷ Thiên Kiếm - Dạ Xoa Giáp - Ác Điểu
Võ công:
Vật phẩm:

Để bớt cạnh tranh, hãy nghĩ khác đi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Để bớt cạnh tranh, hãy nghĩ khác đi!   Để bớt cạnh tranh, hãy nghĩ khác đi! Icon_minitime9/5/2009, 9:45 pm

BILL GATES CỦA CHÂU Á – STEVE CHANG:

Để bớt cạnh tranh, hãy nghĩ khác đi!

LINH LANG

Năm 1988, tên tuổi của Steve Chang (Trương Minh Chính) được biết đến khi chàng sinh viên Đài Loan này sang Mỹ du học, thành lập công ty Trend Micro với 5000 USD thu được từ việc bán phần mềm diệt virus. Đến năm 2006, công ty của ông đạt doanh thu 850 triệu USD và tạo hơn 4000 việc làm tại hơn 40 quốc gia và lãnh thổ, chiếm 55% doanh số thị trường phần mềm châu Á. Được báo chí thế giới gọi là “Bill Gates của Châu Á”, nhưng một trong “25 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất châu Á” (do ZDNET Asia bình chọn, năm 2001) lại nổi tiếng với triết lý: Be yourself – Luôn là chính mình.

PV: Ông đã từng nói: “Tôi tự hào là người Châu Á”?

Steve Chang: Vào thời điểm tôi khởi nghiệp, ngành công nghệ phần mềm hoàn toàn nằm trong tray người Mỹ. Nhiều người nghĩ rằng ngành này không dành cho người Châu Á. Tôi muốn chứng minh điều ngược lại. Tập đoàn Trend Micro do chúng tôi tạo nên, không phải do người Mỹ thành lập, chúng tôi thắng được các đối thủ cạnh tranh khác để khẳng định tên tuổi của mình. Cũng thời điểm đó, nhiều người nhận định rằng phong cách điều hành kinh tế theo kiểu của Mỹ kà rất thành công rồi, họ có thể làm mọi thứ. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Và thực tế đã chứng minh tôi đúng khi chúng ta chứng iến sự sụp đổ các ngân hàng tại Hoa Kỳ. Châu Á đặc biệt là Việt Nam với dân số trẻ, lực lượng trí thức đông đảo như vậy thì có nhiều tiềm năng để phát triển. Chúng ta có nền văn hóa rất riêng nên không cần thiết phải trập khuôn theo mô hình kinh doanh như của nước Mỹ.

- Thế nhưng, có một thực tế là mọi người vẫn thường ví ông là “Bill Gates của Châu Á”?

- Có lẽ do chúng tôi cùng có một điểm chung là cùng làm trong ngành công nghệ phần mền, cùng khởi nghiệp và thành công từ nỗ lực bản thân, cùng tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, tuổi cũng gần như nhau, mặc dù tôi nhiều tuổi hơn một chút. Bây giờ tôi cũng giống Bill ở một điểm nữa là tôi nghỉ hưu rồi. Tôi chuyển sang lĩnh vực liên quan đến xã hội và Bill Gates cũng vậy. Nhưng cũng có điểm khác, tôi sang Việt Nam và trở thành một “nông dân” ở đây. Tôi theo đuổi sự nghiệp gây dựng một doanh nghiệp mang tên Tập đoàn InnovGreen, không chỉ nghĩ đến tạo ra lợi nhuận vật chất thông thường mà còn tạo ra những thay đổi tích cực về mặt xã hội, cải thiện xã hội và cộng đồng.

- Hình như triết lý: Be yourself – Luôn là chính mình – theo suốt trong sự nghiệp kinh doanh của ông, dù ở lĩnh vực an ninh mạng hay sau này, khi ông chuyển sang đầu tư trồng rừng tại Việt Nam?

- Trước hết tôi muốn khẳng định, “hãy là chính mình” không phải là một riết lý nữa mà là điều cốt lõi với tất cả mọi người. Trở thành chính bạn không chỉ vào thời điểm thành công vì nếu chỉ như thế thì đơn giản quá. Vào thời điểm tồi tệ, trở thành chính mình mới là điều khó. Với tôi ,vào những thời điểm khó khăn, hãy là chính mình bằng cách ngồi lại, suy nghĩ lại: bạn thật sự mong muốn có được điều gì trong cuộc đời. Người châu Á hay đánh giá sự việc qua vẻ ngoài, đánh giá con người qua ngoại hình, vẻ mặt bên ngoài nên trong lúc khó khăn hay tập trung suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình. Chính điều này đã tạo cho chúng ta những vỏ bọc… “Hãy là chính mình”, luôn phát huy tiềm năng và theo đuổi đam mê.

- Tôi đồng ý với ông rằng tiền không mua được tất cả nhưng để đánh giá thành công của ai đó, việc kiếm tiền và tiêu tiền như thế nào cũng là một cách. Ông đánh giá khả năng này của mình như thế nào?

- Về khía cạnh này thì tôi không phải là người thành công nhất, tôi không phải là người tiêu tiền tiền hợp lý nhất. Tôi luôn phấn đấu để có cuộc sống đơn giản nhất để không bị cuốn vào cuộc sống vật chất.

- Nhiều nhà quan sát nói rằng việc kiếm tiền không phải là động lực hính trên con đường sự ghiệp của ông. Nhưng không thể phủ nhận việc kiếm tiền cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranh và cũng là bàn đạp để dấn thân trên con đường sự nghiệp?

- Một câu hỏi hay. Ở đây có hai điều khác biệt hoàn toàn. Nếu làm kinh doanh thì phải là kiếm tiền rồi, điều này cũng giống như con người phải có không khí để thở, nếu không, chúng ta sẽ chết. Nhưng, mọi người sống không phải chỉ để thở vỉ cuộc sống có nhiều điều thú vị khác nữa. Khi còn trẻ, chúng ta phải kiếm tiền để hiểu hết ý nghĩa của cuộc sống, của đồng tiền. Thế giới lúc này buộc chúng ta phải luôn luôn cạnh tranh. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và bạn phải đấu tranh để sinh tồn. Nhưng có một điều quan trọng hơn, đó là luôn luôn phải đặt ra cách suy nghĩ mới, sáng kiến, sáng tạo mới, bằng những cách chưa ai làm để tạo ra giá trị cho bản thân mình. Chẳng hạn không ai nghĩ rằng Tập đoàn InnovGreen do tôi sáng lập ra có thể trồng trọt được một loại cây gì trên mảnh đất Quảng Ninh khô cằn Nhưng tôi lại không nghĩ thế. Tôi đã mời các chuyên gia lâm nghiệp nhiều kinh nghiệm từ Đài Loan sang để đánh giá thực trạng vùng đất ấy và giờ những cái cây chúng tôi trồng đã cao tới 10m rồi. Theo cách khai thác thông thường, chỉ có thể sử dụng 50% để làm gỗ ván còn lại là bỏ đi.Tôi nghĩ theo cách khác, tận dụng 50% đó, biến nó trở thành nguyên liệu sạch bán tại thị trường Nhật Bản.

- Nhiều người thường nhắc đến “sự kiện” trượt đại học của ông, như là một “mốc son” để tạo nên Steve Chang như ngày nay?

- Dó là kỷ niệm về một lần thất bại của tôi. Ở Đài Loan, thi trượt đại học là một việc rất đáng xấu hổ, gây thất vọng cho bản thân và cả gia đình. Biến cố này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sự lựa chọn va quyết tâm thành công trong thời gian sau đó của tôi. Tôi có niềm tin mãnh liệt để chứng minh cho bố mẹ tôi thấy rằng tôi có thể thành công trong những hoàn cảnh rất khó khăn, kể cả khi đã vấp phải thất bại. Và khi công việc kinh doanh tiến triển, tôi niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản vì tôi biết bố tôi nghĩ rằng để kinh doanh thành công tại Nhật là vô cùng gian khó. Nhiều lúc, tôi cảm thấy mình đã sử dụng quá nhiều năng lượng, quá nhiều quyết tâm để chứng minh rằng tôi có thể thành công với bố tôi. Chính điều này đã tác động đến phương pháp hiện thời của tôi là để cho con trai mình tự do suy nghĩ, lựa chọn đường đi theo bất kỳ cái gì mà nó muốn. Và đến một ngày, nó quay lại hỏi ngược tôi rằng: “Tại sao bố không có kỳ vọng gì vào bản thân con. Vậy bố có thực sự yêu con không?”. Cuộc sống quá ư phức tạp!

- Dường như những cột mốc lớn nhất trong cuộc đời luôn “chuyển động” của ông lại là những lần thất bại?

- Tôi đã trải nghiệm nhiều khó khăn trong cuộc đời. Như vào năm 2001 khi thị trường chứng khoán thế giới sụp đổ, các công ty niêm yết mất tới 2 tỷ USD. Vào thời điểm đó, công ty chúng tôi đã niêm yết trên thị trường chứng khoán của Nhật Bản, rất nhiều cổ đông đã tìm đến và phàn nàn vì họ đã mất cả gia sản tiền tiết kiệm hưu trí… Mặc dù đó không phải lỗi của tôi mà là do sự đi xuống của thị trường chứng khoán nói chung nhưng tôi vẫn day dứt, cảm thấy có lỗi. Là nhà lãnh đạo, anh phải gánh lấy trách nhiệm đó thôi. Tôi cho rằng chúng ta cần có đủ dũng cảm để khi thất bại, có tinh thần mạnh mẽ, đặc biệt là khi ta còn trẻ.

- Ông có lời khuyên nào dành cho những nhà kinh doanh đang lấy con đường sự nghiệp của ông là một tấm gương?

- Theo tôi, các bạn cần phải định nghĩa lại thành công cho phù hợp với bản thân mình và dựa trên nhưng khả năng tiềm ẩn trong bản thân mình. Hãy là bản thân mình. Bản thân khái niệm thành công rất rộng: thành công có thể là kiếm nhiều tiền hơn, tạo ra lợi nhuận cho gia đình, cũng có thể thành công là khi mà mình khai phá được tiềm năng của mình… Cần tìm ra thành công đặc thù cho bản thân mình. Và tôi cũng muốn nhắc lại một bài học chiến lược gọi là chiến lược Đại dương xanh tôi đã áp dụng cho InnovGreen, đó là: Để bớt cạnh tranh, chúng ta hãy nghĩ khác cách mà mọi người đang nghĩ. Nếu trên cùng một mảnh đất màu mỡ ai ai cũng nhảy vào khai phá thì sự cạnh tranh quả thực quá khốc liệt. Phương cách đó có thể tóm gọn bằng một thuật ngữ tiếng Anh: “No me too” – thành công theo một cách không giống ai cả.

Tài hoa trẻ số 571 ra ngày 08-04-2009
Về Đầu Trang Go down
http://svfpt.net
 
Để bớt cạnh tranh, hãy nghĩ khác đi!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: Chuyên ngành-
Chuyển đến